Nhà ở xã hội là gì? Điều kiện và đối tượng mua nhà ở xã hội

Kiến thức | 14/07/2022
Nhà ở xã hội là một trong những loại hình nhà ở quen thuộc phù hợp với người dân có thu nhập thấp nhưng vẫn muốn mua nhà chung cư để sống và làm việc tại thành phố. Vậy cụ thể đặc điểm ở xã hội có gì khác biệt với các loại hình bất động sản khác? Bài viết hôm nay, RealPlus chia sẻ cho bạn tất tần tật thông tin liên quan đến loại hình nhà ở đặc biệt này.

Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội là gì? Bạn có thể hiểu một cách đơn giản, đây là loại hình nhà ở thuộc quyền sở hữu và được quản lý bởi các cơ quan nhà nước hoặc chủ đầu tư. Nhà ở xã hội là công trình được đầu tư với mục đích an sinh xã hội của các tổ chức phi lợi nhuận.

Nhà ở xã hội là gì? Các loại hình nhà ở xã hội tại Việt Nam?

Nhà ở xã hội là gì?

Các loại hình nhà ở xã hội tại Việt Nam?

Khác với mô hình nhà ở thông thường, nhà ở xã hội chỉ được cấp cho một số đối tượng đặc biệt, được ưu tiên trong xã hội. Ở Việt Nam, nhà ở xã hội được phân thành 2 loại khác nhau. 

  • Nhà ở xã hội được nhà nước đầu tư xây dựng và bán lại cho các đối tượng ưu tiên với mức giá ưu tiên. 
  • Nhà ở xã hội do chủ đầu tư xây sau đó bán dự án nhà ở xã hội lại cho quỹ nhà ở xã hội theo hình thức giảm giá. Hoặc dự án nhà ở thương mại được chủ đầu tư trích 5% số căn hộ bán lại cho quỹ nhà ở xã hội theo hình thức giảm giá.
>>>Tìm hiểu các loại hình nhà ở, căn hộ được ưa chuộng hiện nay

Đặc điểm của nhà ở xã hội? 

Nhà ở xã hội được xây dựng tương tự như loại hình chung cư. Vì vậy loại hình nhà ở này còn được gọi với cái tên thân thuộc khác là chung cư nhà ở xã hội. Mặc dù vậy, quy định xây dựng nhà xã hội vẫn phải đảm bảo 1 số tiêu chuẩn riêng so với các nhà chung cư bình thường. Vậy những tiêu chuẩn riêng đối với nhà xã hội là gì?

  • Nhà ở xã hội tại các khu đô thị thuộc loại đặc biệt sẽ không bị giới hạn số tầng xây dựng.
  • Chung cư xã hội tại các đô thị loại 1, 2, 3 và 4 khi xây dựng không được vượt quá 6 tầng.
  • Diện tích xây dựng theo quy định đối với mỗi căn nhà ở xã hội giao động từ 30 – 60m2.
  • Dự án chung cư thu nhập thấp khi xây dựng phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung về hạ tầng, thiết kế. Đồng thời quy hoạch dự án phải tuân thủ đúng quy định của từng loại đô thị theo quy định của pháp luật.

Đặc điểm của nhà ở xã hội? 

Đặc điểm riêng của nhà ở xã hội

>>>Xem ngay: [Cập nhật 2022] Danh sách dự án chung cư Thành phố Thủ Đức

Theo Điều 7 Nghị định 100 nhà ở xã hội sửa đổi bổ sung Nghị định số 100, 20/10/2015 được ban hành ngày 01/04/2021 đề ra quy định loại nhà và diện tích xây dựng như sau: 

  • Đối với dạng chung cư nhà ở xã hội, căn hộ thiết kế, xây dựng theo lối khép kín, đảm bảo những quy chuẩn xây dựng. Diện tích mỗi căn hộ chung cư nhà ở xã hội tối thiểu là 25m2. Căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương mà cơ quan cấp tỉnh có thể tăng tiêu chuẩn diện tích căn hộ tối đa. Tuy nhiên mức tăng không quá 10% so với diện tích căn hộ tối đa 70m2 và đảm bảo tỷ lệ số lượng căn hộ trong dự án xây dựng nhà ở xã hội có diện tích sàn trên 70m2 không vượt quá 10% tổng số căn hộ nhà ở xã hội của dự án.
  • Đối với loại hình nhà ở xã hội liền kề, tiêu chuẩn diện tích xây dựng tối đa là 70m2, hệ số sử dụng đất không quá 2 lần. Đồng thời phải đảm bảo phù hợp so với quy hoạch của dự án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Các dự án nhà ở xã hội liền kề thấp tầng phải được Chủ tịch UBND tỉnh ký duyệt. Còn đối với các dự án nhà ở xã hội liền kề tại các khu đô thị loại 1, loại 2 và loại đặc biệt thì UBND tỉnh phải báo cáo xin ý kiến của HĐND cấp tỉnh trước khi ký quyết định đầu tư.
  • Đối với loại hình nhà ở xã hội do cá nhân và hộ gia đình xây dựng cần đảm bảo phù hợp với quy định xây dựng, quy hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Bộ xây dựng sẽ có những hướng dẫn về tiêu chuẩn thiết kế và điều kiện xây dựng nhà ở xã hội riêng lẻ. 

Đối tượng mua nhà ở xã hội là ai?

Nhà ở xã hội không được cấp hay thực hiện các giao dịch mua bán với tất cả khách hàng có nhu cầu. Bởi vì loại hình nhà ở này có quy định rõ ràng về các đối tượng được mua nhà ở xã hội. Vì vậy chỉ có những người thuộc đối tượng được phép mua bán nhà ở xã hội mới được quyền mua để ở. Theo quy định, những đối tượng đủ điều kiện mua nhà ở xã hội gồm:

  • Những người chiến sĩ có công với cách mạng được pháp luật quy định
  • Những người thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo đang sinh sống tại các khu vực nông thôn.
  • Những gia đình nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt, biến đổi khí hậu,…
  • Những đối tượng có thu nhập thấp thuộc hộ nghèo, cận nghèo đang sinh sống tại các khu vực đô thị.
  • Đối tượng đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp.
  • Người làm trong ngành quân đội
  • Cán bộ công nhân viên chức có thu nhập thấp.
  • Đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định trong luật nhà ở 2014 tại khoản 5, điều 81.
  • Đối tượng bị thu hồi đất và chưa được nhà nước bồi thường.

Nhà ở xã hội được sở hữu trong bao nhiêu năm? 

Không chỉ quy định về đối tượng được mua nhà ở xã hội mà thời gian sử dụng nhà xã hội cũng có hạn. Theo quy định của pháp luật, những đối tượng mua nhà ở xã hội sẽ được quyền sử dụng từ 50 đến 60 năm.
>>>Xem ngay: Đất 50 năm là gì? Tổng hợp hồ sơ - thủ tục liên quan

Điều kiện mua nhà ở xã hội

Căn cứ theo luật nhà ở 2014 tại điều 51 có quy định rõ ràng về điều kiện mua nhà xã hội. Bên cạnh các quy định về đối tượng được phép mua thì khi mua nhà ở xã hội còn phải thỏa mãn các điều kiện về nhà ở, cư trú và thu nhập.

Điều kiện về nhà ở

Những người được phép mua nhà xã hội phải đáp ứng được điều kiện về nhà ở theo quy định. Điều kiện này chi tiết như sau:

  • Đối tượng mua nhà xã hội phải là những người chưa sở hữu được nhà ở riêng.
  • Đối tượng mua nhà ở xã hội Hà Nội, TPHCM,…phải là cá nhân chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở tại khu vực sinh sống.
  • Điều kiện mua nhà xã hội phải là cá nhân đã có nhà ở thuộc sở hữu. Tuy nhiên diện tích ngôi nhà chỉ ở mức bình quân đầu người so với toàn hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu.

Điều kiện về cư trú

Để đủ điều kiện mua nhà ở xã hội thì các đối tượng được phép mua còn phải thỏa mãn điều kiện về cư trú. Hiểu một cách đơn giản về điều kiện cư trú thì bạn có thể hiểu như sau:

  • Đối tượng được phép mua nhà phải là người đã có giấy chứng thực đăng ký thường trú tại khu vực nơi có nhà xã hội.
  • Đối tượng được phép mua nhà xã hội phải là người không có đăng ký thường trú, bắt buộc phải có giấy đăng ký tạm trí từ một năm trở lên. Giấy đăng ký tạm trú đã đăng ký ở khu vực nơi có nhà xã hội. 
Điều kiện để mua nhà ở xã hội

Mua nhà ở xã hội cần thỏa mãn điều kiện về nơi cư trú

Điều kiện về thu nhập

Muốn mua nhà ở xã hội, người thuộc diện được phép mua còn phải thỏa mãn điều kiện về thu nhập như sau:

  • Cá nhân cần thuộc diện không cần đóng thuế thu nhập cá nhân:
  • Người có thu nhập thấp
  • Người thuộc cận nghèo, nghèo
  • Người đang làm việc ở khu công nghiệp
  • Người làm trong đơn vị công an, quân đội
  • Đối tượng thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo đã được cập sổ theo quy định

Nhà ở xã hội được thế chấp không?

Nhà ở xã hội có được bán không? Nhà ở xã hội không được phép mua bán, thế chấp nhà ở xã hội dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu 5 năm. Thời gian sở hữu nhà xã hội được tính bắt đầu từ thời điểm trả hết tiền mua hay thuê nhà ở xã hội theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê.
Như vậy điều kiện sở hữu nhà xã hội thuê mua là gì thì dựa vào kiến thức đã được cập nhật phải thỏa mãn điều kiện mà pháp luật đề ra mới có thể thực hiện như mong muốn.

Nhà ở xã hội có được thuế chấp không?

Đối với những đối tượng được mua nhà xã hội sẽ không được phép tiến hành thế chấp. Chỉ trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua chính căn hộ đó. Đây được xem là một trong những quy định đúng đắn của nhà nước đối với nhà xã hội.
Bởi vì tính xã hội là gì khác hoàn toàn với các mô hình nhà ở khác. Nhà nước tạo ra mô hình nhà xã hội nhằm tạo điều kiện giúp cho bạn có một mái ấm gia đình hạnh phúc.

Có nên mua nhà ở xã hội hay không?

Nếu bạn đủ điều kiện thuộc diện nằm trong chính sách và tài chính ổn định thì bạn nên sở hữu riêng cho mình một căn nhà ở xã hội. Tuy với mức giá thấp hơn các căn hộ thương mại khác thì nhà ở chính sách sẽ tạo cho bạn cơ hội dễ dàng sở hữu hơn.
Thay vì phải bỏ tiền thuê nhà thì bạn có thể sở hữu một căn nhà ở xã hội, một không gian riêng với mức tài chính phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình.
Có nên mua nhà ở xã hội hay không

Giải đáp những thắc mắc về quy định nhà ở xã hội 

Tuy nhiên, không ít người vẫn thắc mắc về các quy định của nhà ở xã hội như việc cấp sổ đỏ, sổ hồng hay điều kiện để vay hoặc mua nhà xã hội như thế nào, mức lãi suất được hỗ trợ là bao nhiêu phần trăm hay vấn đề khó khăn nhất là có nên mua nhà ở xã hội hay không thì hãy cùng RealPlus tìm hiểu nhé.

Mua nhà ở xã hội có được cấp sổ đỏ/sổ hồng không?

Theo quy định của nhà nước thì chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội phải tạo điều kiện làm giấy chứng nhận quyền sở hữu khi người mua nhà đã thanh toán 100% giá trị căn hộ. Như vậy, người mua nhà sẽ nhận được sổ hồng nhà ở xã hội sau khi thanh toán đủ tiền giá trị căn hộ. 

Điều kiện vay mua nhà ở xã hội như thế nào?

Theo Nghị định 49/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 100/2015/NĐ-CP về các quy định về mức vốn vay nhà ở xã hội như sau:

  • Mức vốn vay tối đa đối với thuê/mua nhà ở xã hội là 80% giá trị hợp đồng thuê, mua nhà
  • Mức vốn vay tối đa đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới nhà ở xã hội là 70% giá trị dự toán. Số tiền vay tối đa 500 triệu đồng và không được vượt quá 70% giá trị tài sản đảm bảo tiền vay.
Điều kiện vay vốn mua nhà ở xã hội

Mức lãi suất hỗ trợ mua nhà ở xã hội được quy định hiện nay là bao nhiêu phần trăm?

Theo Nghị định 49/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 100/2015/NĐ-CP về các quy định về lãi suất vay nhà ở xã hội như sau:

  • Lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội cho từng thời kỳ;
  • Lãi suất cho vay tại tổ chức tín dụng được chỉ định do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định và công bố trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng thương mại. buôn bán cùng kỳ.

Bên cạnh đó, thời hạn cho vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng và tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.
>>>Click xem ngay:

Cập nhật các dự án nhà ở xã hội 2023 tại TP.HCM

Dưới đây là những dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM được cập nhật đến tháng 6/2023

  • Khu nhà ở xã hội phường Phú Hữu, TP. Thủ Đức
  • Dự án nhà ở xã hội nằm trong khu dân cư Tân Thuận Tây, Quận 7, TP.HCM
  • Chung cư số 100, đường Cô Giang, Quận 1, TP.HCM
  • Chung cư số 23 Lý Tự Trọng, Quận 1, TP.HCM
  • Dự án nhà ở xã hội cho công nhân tại khu chế xuất Linh Trung 2, TP.Thủ Đức
  • Cải tạo chung cư số 350 đường Hoàng Văn Thụ, Quận Tân Bình, TP.HCM

Ngoài ra ở khu vực phía Bắc, cũng có các dự án nhà ở xã hội đang được quan tâm như: nhà ở xã hội Trung Văn, Rice City Thượng Thanh Long Biên, nhà ở xã hội Kim Chung, Hạ Đình, Bảo Ngọc City Long Biên, nhà ở xã hội 486 Ngọc Hồi...

Kết luận

Nhà ở xã hội là gì? Điều kiện mua nhà như thế nào? Nhà ở xã hội sử dụng được trong bao nhiêu năm? Hy vọng sau khi tham khảo tất cả những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đây bạn sẽ hiểu rõ hơn về nhà xã hội, điều kiện mua và giá nhà ở xã hội. Còn nếu có vấn đề gì thắc mắc, bạn có thể liên hệ trực tiếp với RealPlus để được tư vấn và hỗ trợ.

>>>Có thể bạn quan tâm:

Ngày cập nhật: 10:52 PM, 24/07/2023

Đăng ký nhận thông tin

Mã bảo mật

Dự án tiêu biểu

EATON PARK

EATON PARK

Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Đang Cập Nhật
LOTTE NHƠN ĐỨC

LOTTE NHƠN ĐỨC

Nhà Bè, Hồ Chí Minh
Đang Cập Nhật
ELYSIAN THỦ ĐỨC

ELYSIAN THỦ ĐỨC

Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh
55 - 58 triệu / m2
MT EASTMARK CITY

MT EASTMARK CITY

Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Giá: Từ 36 triệu/m2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây