Tìm hiểu thông tin về các loại phí bảo trì chung cư
Phí bảo trì chung cư là gì?
Theo quy định của Luật nhà ở năm 2014: Phí bảo trì chung cư là loại phí được dùng để bảo trì các hạng mục thuộc phần sở hữu chung của nhà ở. Khi nhà ở của chung cư bị xuống cấp trong quá trình sử dụng sẽ dùng loại phí này để khắc phục, bảo trì.
Ngoài các hạng mục bên trong căn hộ thuộc sở hữu riêng của từng hộ gia đình thì còn có các phần diện tích thuộc sở hữu chung như hành lang, hầm để xe, hệ thống PCCC, máy phát điện… Vì vậy, trong quá trình vận hành, khi xảy ra sự cố hoặc phát sinh tình trạng xuống cấp cần có kinh phí để khắc phục kịp thời. Phí này nhằm giảm thiểu ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cư dân.
Ai là người phải nộp phí bảo trì chung cư?
Theo quy định tại Điều 108 Luật Nhà ở 2014 về đối tượng nộp phí bảo trì chung cư sẽ được quy định như sau:
- Sau khi thu được quỹ bảo trì nhà chung cư, trong thời hạn 7 ngày, chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển số tiền đó vào tài khoản của tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.
- Sau 12 tháng kể từ khi tòa nhà được bàn giao đưa vào sử dụng và trên 50% số căn hộ được bàn giao, chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp cùng với tổ chức Hội nghị nhà chung cư để bầu ra Ban quản trị tòa nhà.
- Trong thời hạn 7 ngày làm việc được tính kể từ ngày thành lập, ban quản trị nhà chung cư cần có văn bản đề nghị chuyển kinh phí bảo trì. Chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển kinh phí bảo trì đã thu của cư dân (người mua, thuê nhà) đồng thời cả khoản phí bảo trì mà chủ đầu tư phải trả đối với phần diện tích giữ lại không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua.
Như vậy, tài khoản này sẽ được lập tại tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam. Bên cạnh đó, một hoặc nhiều thành viên ban quản trị đều có thể đứng tên chủ tài khoản.
Cách tính phí bảo trì chung cư
Điều 108 của Luật Nhà ở năm 2014 và điểm b khoản 1 Điều 3 Mẫu hợp đồng mua bán căn hộ thương mại thì kinh phí bảo trì nhà chung cư được xác định thông qua các chỉ tiêu sau:
- Phí bảo trì phần chung của nhà chung cư mà người mua, thuê phải nộp là 2% giá trị căn hộ hoặc phần diện tích khác.
- Thời điểm người mua, người thuê mua nhà chung cư phải nộp phí bảo trì chung cư là khi nhận bàn giao nhà ở và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng thuê nhà chung cư. Ngay tại thời điểm người mua/người thuê nhận bàn giao thì sẽ phải nộp toàn bộ phí bảo trì căn hộ cho chủ đầu tư.
- Chủ sở hữu có trách nhiệm đóng góp thêm kinh phí bảo trì tương ứng với phần diện tích thuộc sở hữu của từng chủ sở hữu khi không đủ kinh phí bảo trì.
Như vậy, phí bảo trì bằng 2% giá trị căn hộ, diện tích mua hoặc phần diện tích khác. Ví dụ: Căn hộ A trị giá 1 tỷ thì phí bảo trì bạn cần đóng là 1 tỷ x 2% = 20 triệu
Đối với các căn hộ, các phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư giữ lại và không bán, không cho thuê… tính đến thời điểm bàn giao đưa vào sử dụng nhà chung cư, trừ các phần diện tích được thuộc sở hữu chung, chủ đầu tư phải thanh toán 2% giá trị căn hộ và phần diện tích để lại. Phần chi phí này sẽ được tính theo giá bán của căn hộ có giá cao nhất của tòa chung cư đó.
Ví dụ: Căn hộ giá cao nhất là 4 tỷ (100m2), 1m2 thì sẽ có giá 40 triệu. Diện tích mà chủ đầu tư giữ lại là 200m2. Số tiền phí bảo trì chung cư mà chủ đầu tư phải đóng là (40 triệu * 200) * 2% = 160 triệu.
Phân biệt phí bảo trì chung cư và phí quản lý chung cư
Theo Điều 6 Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư có quy định phí bảo trì chung cư sẽ phục vụ cho việc sửa chữa nhằm đảm bảo chất lượng của chung cư và các công việc bảo dưỡng khác.
Còn đối với phí quản lý chung cư thì sẽ là khoản phí phục vụ cho những hoạt động quản lý và vận hành tòa nhà. Một số chi phí quản lý vận hành có thể kể đến như:
- Nhân công kiểm soát hoạt động của hệ thống thiết bị và thực hiện các dịch vụ cho nhà chung cư.
- Chi phí sử dụng năng lượng, nhiên liệu, vật liệu, bảo dưỡng thường xuyên và các chi phí khác để đảm bảo hoạt động của máy móc, thiết bị như thang máy, máy phát điện, máy bơm…
- Chi phí phụ trách cho các thành viên Ban quản trị và các chi phí hợp tác khác phục vụ cho hoạt động của Ban quản trị.
Như vậy, phí quản lý vận hành nhà chung cư và phí bảo trì chung cư là hai loại phí khác nhau, hoàn toàn tách biệt và được sử dụng vào các mục đích khác nhau. Trong giai đoạn chưa có Ban quản trị thì chủ đầu tư sẽ cố trách nhiệm lập tài khoản riêng cho các khoản phí này. Còn nếu đã thành lập Ban quản trị thì sẽ do ban quản trị thực hiện.
>>>Xem thêm: Phí quản lý chung cư là gì? Phân loại, đơn giá và cách tính
Đăng ký nhận thông tin
Tin thị trường | 26-06-2024
Những điểm mới trong Luật Đất đai 2024 sẽ tác động đến thị trường bất động sản ra sao?
Tin thị trường | 04-06-2024
2 dự án hạ tầng của Tp.HCM được bổ sung vào danh mục công trình quan trọng quốc gia
Tin nổi bật | 21-05-2024