Quy trình và thủ tục mua bán nhà đất giúp giảm thiểu rủi ro
Quy trình và thủ tục mua bán nhà đất được diễn ra như thế nào?
Quy trình thủ tục mua bán nhà đất bao gồm những bước sau:
Đặt cọc mua nhà
Quy trình đặt cọc mua nhà có thể thực hiện tại văn phòng công chứng hoặc nhờ người thứ 3 làm chứng. Đây là bước không thể bỏ qua trong thời gian chờ ngày ký kết hợp đồng. Số tiền đặt cọc tùy theo thỏa thuận giữa các bên, thường là 2-3% giá trị nhà, đất. Thời gian đặt cọc tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai bên.
Giấy tờ bên bán cần chuẩn bị
Chuẩn bị chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn (trường hợp sở hữu chung vợ, chồng).
Giấy tờ bên mua cần chuẩn bị
Chuẩn bị CMND (thẻ căn cước công dân), sổ hộ khẩu sau khi làm thủ tục mua bán nhà đất có sổ đỏ tại phòng công chứng. Hợp đồng đặt cọc ghi rõ giá trị tài sản mua bán, số tiền đặt cọc, hình thức thanh toán...
>>>Xem thêm: Sổ hồng là gì? Những điều cần biết về sổ hồng chung cư
Công chứng hợp đồng mua bán nhà đất
Quy trình công chứng mua bán nhà đất được thực hiện gần như đồng thời với việc bên mua thanh toán nốt số tiền còn lại cho bên bán và nhận bàn giao các giấy tờ pháp lý liên quan đến nhà đất từ yêu cầu của gia chủ và công chứng viên. Khi ký hợp đồng mua bán tại cơ quan nhà nước, hai bên sẽ được xác nhận đã hoàn thành đầy đủ các thủ tục thanh toán, sau đó công chứng viên sẽ giao hồ sơ đã công chứng cho bên liên quan.
Bạn cần nắm kĩ thủ tục mua bán nhà đất trước khi muốn giao dịch bất động sản
Nộp lại hồ sơ chuyển nhượng bất động sản tại cơ quan công quyền
Trong quá trình mua bán nhà đất, người mua phải nộp giấy tờ mua bán tại trụ sở của một cấp chính quyền như Quận, Huyện. Các giấy tờ cần chuẩn bị trong bộ hồ sơ bao gồm sổ hộ khẩu, CMND/CCCD, đăng ký kết hôn, hợp đồng công chứng đã được cơ quan công chứng bàn giao.
Đóng các loại phí và thuế trước bạ
Căn cứ vào sự thỏa thuận giữa hai bên khi tham gia quá trình mua bán nhà đất, một trong hai bên sẽ phải nộp hồ sơ và các chi phí theo quy định của nhà nước tại UBND Quận/Huyện. Đối với bên mua, pháp luật quy định nộp thuế thu nhập cá nhân 2% giá trị hợp đồng, lệ phí địa chính, thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thẩm định của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ cho cơ quan công quyền, thẩm định viên sẽ kiểm tra và xác nhận thông tin về bất động sản được giao dịch. Đây là bước quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến việc sang tên sổ đỏ trong quy trình mua bán nhà đất. Sau khi hoàn tất việc xác minh hồ sơ, cơ quan công quyền sẽ gửi thông báo nộp thuế và người mua cần chủ động thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình.
>>>Có thể bạn quan tâm:
- Cách thẩm định giá nhà đất khi giao dịch bất động sản
- Kinh nghiệm mua đất tiềm năng, an toàn nhà đầu tư cần biết
Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng
Sau khi đã nộp đủ thuế, người mua đến UBND Quận, Huyện nộp đầy đủ giấy tờ nhà đất, hợp đồng mua bán nhà đất và giấy biên lai trước bạ. Sở Địa chính sẽ đăng ký chuyển đổi chủ sở hữu nhà ở và người mua chính thức trở thành chủ sở hữu bất động sản trong hợp đồng giao dịch. Điều này đồng nghĩa với việc thủ tục mua bán nhà đất kết thúc tại đây.
Những vấn đề cần lưu ý trong quy trình mua bán nhà đất
Thủ tục mua bán nhà đất luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên đòi hỏi người mua phải tìm hiểu kỹ thông tin cũng như nắm chắc pháp luật để không bị thiệt hại về tiền bạc. Dưới đây là những vấn đề bạn cần lưu ý khi thực hiện các thủ tục mua bán nhà đất.
Thông tin về tranh chấp
Người mua nên tìm hiểu kỹ các thông tin tranh chấp của bất động sản mà mình dự định mua. Thông tin này bạn có thể tham khảo trên mạng xã hội, báo điện tử, tivi hoặc trên cơ sở dữ liệu tại văn phòng công chứng hoặc người mua có thể hỏi thông tin từ những người xung quanh, Ủy ban nhân dân phường, xã…
>>>Click xem ngay: 6 Bí quyết đầu tư bất động sản dành cho người mới bắt đầu
Thông tin vay nợ thế chấp
Mặc dù việc mua bán nhà đang thế chấp là hoàn toàn hợp pháp nhưng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vì vậy, nếu có thể, bạn nên hạn chế mua nhà đang thế chấp ngân hàng. Thông tin này, người mua có thể nhận biết bằng cách nhìn vào bìa 4 (hoặc bìa 3) của sổ đỏ, hoặc tờ giấy rời kèm theo thông tin thế chấp có đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký đất đai.
Bạn cần tìm hiểu thông tin tranh chấp của bất động sản muốn mua để tránh rủi ro không đáng có
>>>Xem thêm:
- 5 Lưu ý khi vay tiền mua nhà từ ngân hàng
- Bảo lãnh ngân hàng là gì? Quy định về bảo lãnh khi mua bán nhà
- Có nên mua nhà trả góp? Cách mua chung cư trả góp an toàn
- Kinh nghiệm vay mua nhà trả góp 10 năm hạn chế rủi ro
Thông tin về người bán
Ngoài việc nắm bắt các thông tin liên quan đến thủ tục mua bán nhà đất, bạn cũng cần đặc biệt quan tâm đến thông tin của người bán để đảm bảo an toàn cho quá trình mua bán bất động sản. Để đánh giá độ tin cậy của bên người bán, bạn hãy tìm hiểu thông tin cơ bản trên mạng xã hội hoặc qua người giới thiệu, người mua cần chú ý đến cả thái độ, cách làm việc của người bán khi tiếp xúc, giao tiếp với người bán.
Nếu chọn mua nhà tại các dự án bất động sản, bạn cần tìm hiểu kỹ về thông tin chủ đầu tư thông qua thâm niên hoạt động, các dự án đã triển khai, chất lượng công trình, pháp lý… bởi chúng mới là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai của cả gia đình.
Tìm hiểu kỹ thông tin bên bán là điều không thể bỏ qua khi muốn giao dịch bất động sản
Qua nội dung bài viết trên, RealPlus đã giới thiệu đến bạn về quy trình và thủ tục mua bán nhà đất. Nắm bắt được những thông tin trên, bạn sẽ tránh được nhiều rủi ro trong quá trình giao dịch bất động sản. Nếu bạn thấy thông tin trên là hữu ích, đừng quên ghé thăm website: https://realplus.com.vn/ để tham khảo thêm các bài viết khác nhé!
>>>Tìm hiểu thêm:
Đăng ký nhận thông tin
Tin thị trường | 26-06-2024
Những điểm mới trong Luật Đất đai 2024 sẽ tác động đến thị trường bất động sản ra sao?
Tin thị trường | 04-06-2024
2 dự án hạ tầng của Tp.HCM được bổ sung vào danh mục công trình quan trọng quốc gia
Tin nổi bật | 21-05-2024