Lạm Phát Là Gì? Nguyên Nhân Dẫn Đến Lạm Phát Là Gì?

Kiến thức | 19/06/2023
Lạm phát hiện nay là một vấn đề dẫn đến nhiều tranh cãi trong thực trạng ngày nay. Tuy nhiên, vẫn ít ai hiểu được lạm phát là gì? Bài viết dưới đây RealPlus sẽ giải thích cho bạn về thực trạng lạm phát hiện nay.

1. Lạm phát là gì?

Lạm phát chính là sự tăng trưởng các mức giá chung trên thị trường cụ thể là hàng hóa hay dịch vụ theo thời gian và sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó theo kinh tế vĩ mô.

Cụ thể hơn, ở một quốc gia, khi bạn muốn mua 1 món hàng nào đó trong điều kiện bình thường sẽ tốn 1 đơn vị tiền tệ cho món hàng này, nhưng khi lạm phát xảy ra bạn sẽ phải chi 2 hoặc 3 đơn vị tiền tệ mới có thể sở hữu được món hàng này.
 

 dụ: 1 bát mì quảng bạn ăn năm 2018 với giá 15.000VNĐ nhưng khi lạm phát xảy ra đến năm 2023 bạn sẽ phải chi 30.000VNĐ cho 1 bát mì quảng. 

Ngoài bạn, khi bạn đã hiểu qua lạm phát trong một quốc gia thì theo một nghĩa khác ở phạm vi ngoài quốc gia thì lạm phát sẽ làm giảm giá trị đơn vị tiền tệ của quốc gia này so với các quốc gia khác.

2. Phát luật quy định như thế nào về lạm phát?

Hiện nay, tại các văn bản phát luật, lạm phát được nhắc đến trong Điều 3 Luật Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam năm 2010 được quy định về chính sách tiền tệ quốc gia và thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia như sau:

Chỉ tiêu lạm phát là một trong những biểu hiện của quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền bên cạnh quyết định sử dụng các công vụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.

Chỉ tiêu lạm phát hằng năm được Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Và quyết định này được thể hiện qua quyết định chỉ số giá tiêu dùng, giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

3. Phân loại lạm phát

Ngày nay, lạm phát được nhà nước quy định tính theo % và được chia thành 3 mức độ lạm phát từ nhỏ đến lớn như sau:

  • Lạm phát tự nhiên: Đây là mức có tỷ lệ lạm phát từ 0% - 10%/năm. Ở mức lạm phát này, các hoạt động của nền kinh tế vẫn diễn ra bình thường, ít gặp rủi ro và đời sống người dân vẫn ổn đỉnh.
  • Lạm phát phi mã: Đây là mức lạm phát có tỷ lệ từ 10% - dưới 1000%/năm. Khi một quốc gia có tỷ lệ lạm phát ở mức này, nền kinh tế của quốc gia đó sẽ biến động trầm trọng, đơn vị tiền tệ bị mất giá trầm trọng và thị trường tài chính rơi vào khủng hoảng nặng hơn sẽ có thể bị phá vỡ.
  • Siêu lạm phát: Đây là mức lạm phát vô cùng nghiêm trọng với tỷ lệ hơn 1000%/năm và không một quốc gia nào mong muốn điều này xảy ra. Nếu 1 quốc gia xảy ra siêu lạm phát nền kinh tế bắt đầu rơi vào khủng hoảng, rối loạn và khó có thể khôi phục lại bình thường thậm chí có thể xóa xổ nền kinh tế của quốc gia này đối với thế giới.

4. Các nguyên nhân gây nên lạm phát

4.1. Lạm phát do cầu kéo

Đây có thể xem là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát của nền kinh tế trên thị trường. Lạm phát do cầu kéo là sự tăng giá của một sản phẩm nào đó không theo quy định dẫn đến các sản phẩm, mặt hàng khác cũng tăng theo. Vì vậy, có thể hiểu lạm phát do cầu kéo là sự mất giá tiền tệ do nhu cầu tiêu dùng tăng cao kéo theo các mặt hàng khác cũng tăng theo.

4.2. Lạm phát do chi phí đẩy

Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế,… Khi mà một trong những yếu tố này tăng chi phí thì các nhà xưởng, công ty cũng tăng chi phí sản xuất theo nên vì thế giá thành các nhà xưởng công ty bán ra cũng theo để nhằm bảo toàn lợi nhuận. Khi mà mức giá chung của nền kinh tế tăng lên được gọi là “lạm phát cho chi phí đẩy”.
 

4.3. Lạm phát do cơ cấu

Khi mà thị trường doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp phải tăng tiền công “danh nghĩa” cho người lao động nhưng với những doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả cũng phải tăng tiền công theo xu thế và mặt bằng chung. Cũng chính vì điều này thì những doanh nghiệp kinh doanh kém phải tăng giá mặt hàng sản phẩm họ cung cấp nhằm đảm bảo lợi nhuận và điều đó hình thành nên sự lạm phát cơ cấu

4.4. Lạm phát do cầu thay đổi

Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, ví dụ như giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.

4.5. Lạm phát do xuất khẩu

Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (Tổng cầu > Tổng cung), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát.

4.6. Lạm phát do nhập khẩu

Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.

4.7. Lạm phát tiền tệ

Khi lượng tiền lưu hành trong một quốc gia tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.

5. Các ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế

Lạm phát không chỉ mang lại những điều tiêu cực cho một quốc gia mà chúng còn mang lại nhiều mặt tích cực khác trong đó:

5.1. Ảnh hưởng tích cực

Lạm phát không phải bao giờ cũng chỉ mang đến những tiêu cực đến nền kinh tế. Khi tốc độ lạm phát vừa phải từ 2-5% cho các quốc gia phát triển và dưới 10% cho các quốc gia đang phát triển thì chúng sẽ mang lại các lợi ích như sau:

  • Kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư, giảm bớt thất nghiệp trong xã hội.
  • Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc. Tuy nhiên, đây là công việc khó và đầy mạo hiểm nếu không chủ động thì sẽ gây nên hậu quả xấu.

Tổng hợp lại, một quốc gia khó có thể kiểm soát được lạm phát cho nền kinh tế thị trường, nó vừa có hại lại vừa có lợi. Khi nền kinh tế có thể duy trì, kiềm chế và điều tiết được lạm phát ở tốc độ vừa phải thì nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

5.2. Ảnh hưởng tiêu cực

Lạm phát có mối quan hệ chặt chẽ với lãi suất. Khi lạm phát xảy ra ở các quốc gia trên thế giới và triền miên có ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia. Trong đó, tác động đầu tiên của lạm phát là tác động lên lãi suất.

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát

Khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn lãi suất thực sự ổn định và thực dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng.

Lạm phát và thu nhập thực tế

Thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người lao động có mối liên hệ với nhau qua tỷ lệ lạm phát. Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không thay đổi thì làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống.

Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thật của những tài sản không có lãi mà nó còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi, các khoản lợi tức. Đó là do chính sách thuế của nhà nước được tính trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa. Khi lạm phát tăng cao, những người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa để bù vào tỷ lệ lạm phát tăng cao mặc dù thuế suất vẫn không tăng.

Từ đó, thu nhập ròng (thực) của của người cho vay bằng thu nhập danh nghĩa trừ đi tỉ lệ lạm phát bị giảm xuống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế xã hội. Như suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống của người lao động trở nên khó khăn hơn sẽ làm giảm lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ..

Lạm phát và phân phối thu nhập không bình đẳng

Khi lạm phát tăng lên, giá trị của đồng tiền giảm xuống, người đi vay sẽ có lợi trong việc vay vốn trả góp để đầu cơ kiếm lợi. Do vậy càng tăng thêm nhu cầu tiền vay trong nền kinh tế, đẩy lãi suất lên cao.

Lạm phát tăng cao còn khiến những người thừa tiền và giàu có, dùng tiền của mình vơ vét và thu gom hàng hoá, tài sản, nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng này càng làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung - cầu hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng hoá cũng lên cơn sốt cao hơn.

Cuối cùng, những người dân nghèo vốn đã nghèo càng trở nên khốn khó hơn. Họ thậm chí không mua nổi những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, trong khi đó, những kẻ đầu cơ đã vơ vét sạch hàng hoá và trở nên càng giàu có hơn. Tình trạng lạm phát như vậy sẽ có thể gây những rối loạn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu và người nghèo.

Lạm phát và nợ quốc gia

Lạm phát cao làm cho Chính phủ được lợi do thuế thu nhập đánh vào người dân, nhưng những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên trầm trọng hơn. Chính phủ được lợi trong nước nhưng sẽ bị thiệt với nợ nước ngoài. Lý do là vì: lạm phát đã làm tỷ giá giá tăng và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài tính trên cá khoản nợ.

6. Một số phương án kiểm soát lạm phát

Với mỗi quốc gia trên thế giới đều có mỗi biện pháp tránh lạm phát để bảo vệ cho nền kinh tế. Có rất nhiều cách để kiềm chế sự lạm phát bao gồm:

Giảm bớt lượng tiền lưu thông

+ Ngừng phát hành tiền vào trong lưu thông nhằm giảm lượng tiền đưa vào lưu thông trong xã hội.

+ Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Đây là biện pháp nhằm giảm lượng cung tiền vào thị trường. Biện pháp này tác động đến tất cả các ngân hàng và bình đẳng giữa các ngân hàng với nhau.

+ Nâng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi: Biện pháp này sẽ làm hạn chế các ngân hàng thương mại mang các giấy tờ có giá đến ngân hàng nhà nước để chiết khấu. Ngoài ra việc tăng lãi suất tiền gửi sẽ hút khiến người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn.

+ Ngân hàng trung ương áp dụng nghiệp vụ thị trường mở nhằm bán các chứng từ có giá cho các ngân hàng thương mại.

+ Ngân hàng trung ương bán vàng và ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại.

+ Giảm chi ngân sách: Đó là giảm chi tiêu thường xuyên và cắt giảm đầu tư công.

+ Tăng tiền thuế tiêu dùng nhằm giảm bớt nhu cầu chi tiêu cá nhân trong xã hội, tăng hàng hóa dịch vụ cung cấp trong xã hội.

Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng nhằm cân bằng với tiền trong lưu thông

+ Khuyến khích tự do mậu dịch

+ Giảm thuế

+ Các biện pháp cho hàng hóa nhập khẩu

Đi vay viện trợ từ nước ngoài

Cải cách tiền tệ

7. Thực trạng lạm phát của Việt Nam hiện nay

Theo chinhphu.vn căn cứ dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lạm phát nước ta năm 2022 tăng 3,9%, sát ngưỡng mục tiêu kiểm soát đã được đặt ra trước đó là 4%. Theo đó, các nguyên nhân dẫn đến có thể kể đến 03 yếu tố chính là:

- Lạm phát chuỗi cung ứng: Bởi sản xuất phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài khá nhiều.

- Giá nguyên nhiên liệu tăng cao. Trong khi đó, khi giá nguyên vật liệu ở nước ta tăng 1% thì giá thành sản phẩm phải tăng đến 2,6%.

- Tổng cầu tăng đột biến khi trước đó có sự đứt gãy chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, hiện tại nước ta vẫn kiểm soát tốt mặt bằng giá chung.

8. Phân biệt lạm phát và giảm phát

Đi cùng lạm phát là khái niệm giảm phát, dưới đây là một số khái niệm phân biệt giữa hai tiêu chí này:

9. Lạm phát có ảnh hưởng đến bất động sản như thế nào?

Về cơ bản, lạm phát và giá bất động sản di chuyển cùng hướng với nhau. Khi lạm phát tăng cao sẽ đẩy giá bất động sản lên theo. Nhưng giá quá cao thì tính thanh khoản sẽ kém. 

Trong quá khứ, lạm phát cao từng khiến giá bất động sản tăng cao và bị trì trệ. Người bán giữ giá cao, nhưng không có người mua. Nói cách khác, lạm phát cao, giá bất động sản tăng, nhưng tính thanh khoản có thể không tăng tương ứng và làm xuất hiện nghịch lý, nhiều bất động sản, nhưng không có tiền. Khi đó, việc dùng các đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản khiến tài sản có thanh khoản thấp trở thành một gánh nặng lớn cho nhà đầu tư và gây áp lực lên hệ thống ngân hàng.
 

Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay theo bộ tài chính thông báo tỷ lệ chỉ 4,8% thuộc mức thấp so với các thời kỳ trước đây. Chính vì đều này, các dự án bất động sản bắt đầu được nhà nước hỗ trợ đầu tư các hệ thống hạ tầng như đường Vành Đai 3 hay giảm chi phí lãi suất thấp của các ngân hàng. Ngoài ra, nhà nước còn hỗ trợ hội nghị gỡ vướng bất động sản các vướng mắc điển hình, phương án giải quyết, thời hạn hoàn thành hay chỉnh sửa dự thảo luật đất đai. Từ đó các dự án bất động sản bắt đầu sôi động trở lại ở khu vực Miền Nam như: MT Eastmark City, Akari City, Ixora Hồ Tràm, Delasol,... và dự tính đến năm 2024 các dự án bất động sản sẽ tiến triển tốt. 

Trên đây là tổng hợp các thông tin về lạm phát cũng như các vấn đề xảy ra xung quanh lạm phát mà RealPlus tổng hợp lại được. Nếu còn gì thắc mắc hãy liên hệ RealPlus qua hotline 0899 836 588 để được tư vấn nhé.

Xem thêm các bài viết khác của RealPlus:
Năm 2024 mệnh gì?
Mệnh mộc hợp mệnh gì?
 

Ngày cập nhật: 01:43 PM, 13/07/2023

Đăng ký nhận thông tin

Mã bảo mật

Dự án tiêu biểu

EATON PARK

EATON PARK

Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Đang Cập Nhật
LOTTE NHƠN ĐỨC

LOTTE NHƠN ĐỨC

Nhà Bè, Hồ Chí Minh
Đang Cập Nhật
ELYSIAN THỦ ĐỨC

ELYSIAN THỦ ĐỨC

Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh
55 - 58 triệu / m2
MT EASTMARK CITY

MT EASTMARK CITY

Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Giá: Từ 36 triệu/m2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây