Mạng lưới cao tốc Việt Nam tính đến năm 2025

Kiến thức | 18/07/2023
Quy hoạch và xây dựng các tuyến đường cao tốc Việt Nam là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Bộ Giao Thông Vận Tải trong việc nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông, góp phần phát triển mạnh năng lực vận chuyển, lưu thông hàng hóa giữa các miền và các khu vực kinh tế quan trọng trong cả nước.
 

Các tuyến đường cao tốc ở Việt Nam đã được quy hoạch và dự kiến hoàn thành đến năm 2025

Bởi nhu cầu vận tải, định hướng phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với hướng tăng trưởng kinh tế của 3 khu vực trọng điểm thì mạng lưới cao tốc Việt Nam được chia ra gồm 22 tuyến gồm:
 

Tuyến cao tốc Bắc – Nam

Cao tốc Bắc - Nam có 2 chí tuyến chính là tuyến phía Đông và tuyến phía Tây với tổng chiều dài là 3.262 km.

Tuyến cao tốc phía Đông có chiều dài là 1.942 km với các tỉnh đi qua từ Bắc đến Nam là Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Nha Trang, Phan Thiết, Dầu Giây, Long Thành, Bến Lức, Trung Lương, Mỹ Thuận, Cần Thơ.

Tuyến cao tốc phía Tây có chiều dài là 1.321 km với các tỉnh đi qua từ Bắc đến Nam là Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Nội, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ và Kiên Giang. 

Tuyến cao tốc khu vực phía Bắc

Tuyến cao tốc Việt Nam khu vực phía Bắc hướng đến thủ đô Hà Nội bao gồm 7 tuyến với tổng chiều dài là 1099 km bao gồm:

- Cao tốc Lạng Sơn – Bắc Giang – Bắc Ninh chiều dài 130 km. 
- Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng chiều dài 105 km. 
- Cao tốc Hà Nội – Việt Trì – Lào Cai chiều dài 264 km. 
- Cao tốc Nội Bài – Hạ Long – Móng Cái chiều dài 294 km. 
- Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Chợ Mới (Bắc Kạn) chiều dài 90 km. 
- Cao tốc Láng – Hòa Lạc – Hòa Bình chiều dài 56 km. 
- Cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh chiều dài 160 km.

Tuyến đường cao tốc Việt Nam khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Với khu vực miền Trung - Tây Nguyên sẽ bao gồm 3 tuyến đường Cao Tốc với tổng chiều dài là 264km, bao gồm:

- Cao tốc Hồng Lĩnh ( Hà Tĩnh ) - Hương Sơn ( Hà Tĩnh ) chiều dài 34 km.
- Cao tốc Cam Lộ ( Quảng Trị ) - Lao Bảo ( Quảng Trị ) chiều dài 70 km.
- Cao tốc Quy Nhơn ( Bình Định ) - Pleiku ( Gia Lai ) chiều dài 160 km.

Các tuyến đường cao tốc này được xem là quan trọng giúp kết nối giao thông khu vực Bắc - Nam một cách thuận tiện. Đây được xem là tuyến đường vận tải chính cho các dịch vụ vận chuyển hàng hóa tại miền Trung - Tây Nguyên.

Tuyến đường cao tốc Việt Nam khu vực phía Nam

Tại khu vực phía Nam sẽ bao gồm 7 tuyến đường cao tốc chính với tổng chiều dài 984 km sẽ bao gồm các tuyến đường sau:

- Cao tốc Biên Hòa (Đồng Nai) – Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) chiều dài 76 km. 
- Cao tốc Dầu Giây (Đồng Nai) – Đà Lạt (Lâm Đồng) chiều dài 209 km. 
- Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một (Bình Dương) – Chơn Thành (Bình Phước) chiều dài 69 km. 
- Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài (Tây Ninh) chiều dài 55 km. 
- Cao tốc Châu Đốc (An Giang) – Cần Thơ – Sóc Trăng chiều dài 200 km. 
- Cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá (Kiên Giang) – Bạc Liêu chiều dài 225 km. 
- Cao tốc Cần Thơ – Cà Mau chiều dài 150 km.

Những tuyến đường cao tốc vành đai ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Hiện nay, các tuyến Vành Đai đang được mở rộng tại 2 tỉnh thành chính là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tại Hà Nội có 2 tuyến đường Vành Đai chính là:
-
 Vành Đai 3 với chiều dài 56 km
Vành Đai 4 với chiều dài 125 km
Tại Thành Phố Hồ Chính Minh có 4 tuyến đường Vành Đai là:
-
Tuyến đường Vành Đai 1 với chiều dài 26,4 km
- Tuyến đường Vành Đai 2 với chiều dài 64 km
- Tuyến đường Vành Đai 3 với chiều dài 83 km
- Tuyến đường Vành Đai 4 với chiều dài 197,6 km

Tầm quan trọng của bản đồ đường cao tốc Việt Nam

Bản đồ cao tốc Việt Nam có vai trò rất quan trọng, nó thể hiện được sự phát triển về hạ tầng giao thông của đất nước và thể hiện được nền phát triển kinh tế vượt trội. Ngoài ra, nó còn thể hiện được các tính chất như:
- Cho biết được toàn cảnh hệ thống giao thông, cơ sở vật chất từ Bắc đến Nam để các nhà quy hoạch đưa ra hướng xử lý và giải quyết phương hướng quy hoạch một cách tốt nhất về đường xá, nhà ở, khu dân cư,... Các phương hướng quy hoạch này không chỉ giúp phát triển kinh tế trên từng vùng mà nó bao gồm toàn quốc gia.
- Thuận tiện cho việc kinh tế giao thương, vận chuyển hàng hoá, di chuyển và kết nối dễ dàng hơn.
- Giúp các doanh nghiệp về logistics,.. được phát triển hơn, các công ty, tập đoàn dễ đưa ra hướng vận chuyển khi có bản đồ cụ thể.
- Bộ xây dựng dễ dàng thi công và xác định được các điểm nóng giao thông, từ đó biết được những điểm cần mở rộng, nâng cấp và cải tạo. Hơn nữa, việc phát triển các khu dân cư tại tuyến cao tốc, Vành Đai cũng thể hiện phần nào tốc độ phát triển cơ sở vật chất của khu vực.
- Thị trường bất động sản có tiến triển tốt hơn. Chủ đầu tư có thể dựa vào các tuyến cao tốc để hình thành nên các dự án bất động sản với vị trí thuận lợi nhất cho dân cư sinh sống và đầu tư vào các dự án tại các khu vực lân cận.

Bản đồ mạng lưới các tuyến đường cao tốc Việt Nam có vai trò rất quan trọng, giúp các bộ ngành quy hoạch tốt, các doanh nghiệp về bất động sản, xây dựng,.. hoạt động hiệu quả hơn. RealPlus hy vọng bài viết trên đã cung cấp các thông tin hữu ích về hạ tầng cao tốc giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách phân bổ các tuyến đường cao tốc tại Việt Nam.

Ngày cập nhật: 11:23 AM, 19/07/2023
 Từ khóa: cao tốc Việt Nam

Đăng ký nhận thông tin

Mã bảo mật

Dự án tiêu biểu

MELIA HỒ TRÀM

MELIA HỒ TRÀM

Bà Rịa - Vũng Tàu
The East Valley

The East Valley

Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Đang cập nhật
EATON PARK

EATON PARK

Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Đang Cập Nhật
LOTTE NHƠN ĐỨC

LOTTE NHƠN ĐỨC

Nhà Bè, Hồ Chí Minh
Đang Cập Nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây