Giải đáp người nước ngoài có được mua nhà ở Việt Nam?
Người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam được không?
Việt Nam là đất nước nổi tiếng về sự thanh bình và có khí hậu ôn hòa thích hợp để làm ăn và sinh sống. Chính điều này đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của cư dân ở các nước khác nhau trên thế giới. Bằng chứng là lượt khách du lịch và lượt người đến định cư tại Việt Nam tăng đáng kể qua từng năm.
Tuy nhiên, để sinh sống lâu dài, ai cũng cần sở hữu nhà. Việc người nước ngoài có được mua nhà ở Việt Nam không vẫn là đề tài nóng trong những năm gần đây. Vậy điều kiện sở hữu và thủ tục mua bất động sản của người nước ngoài có gì khác so với người Việt không?
Theo Luật Nhà ở năm 2014, người nước ngoài có thể mua nhà tại Việt Nam khi đáp ứng đủ các tiêu chí theo quy định của pháp luật. Cũng theo Nghị định 99/2015, luật đã đề ra quy định cụ thể về đối tượng và điều kiện cho người nước ngoài mua nhà cũng như quyền nghĩa vụ của nước ngoài mua nhà tại Việt Nam.
Điều này giúp người nước ngoài hiểu rõ cơ chế, tránh bị lừa gạt hay vi phạm Luật Nhà ở do chưa nắm rõ thông tin. Luật ban hành cụ thể còn tạo điều kiện thuận lợi trong việc làm thủ tục pháp lý, tránh rườm rà tiêu tốn thời gian và công sức cho người nước ngoài mua nhà.
Người nước ngoài đã có thể mua nhà ở Việt Nam theo Luật Nhà ở 2014
Kể từ sau khi luật ban hành, số lượng người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Trong một số dự án nhà ở đơn lẻ, biệt thự và chung cư, số bất động sản do người nước ngoài làm chủ sở hữu lên đến kịch sàn là 30%. Con số này góp phần tạo nguồn cầu lớn kích thích thị trường bất động sản tăng trưởng mạnh.
Điều kiện để người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam
Như đã nói, người nước ngoài muốn mua bất động sản nhà ở tại Việt Nam cần thỏa các điều kiện sau:
Đối tượng người nước ngoài được sở hữu
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam đúng với quy định của Luật Nhà ở và các văn bản pháp luật liên quan.
- Tổ chức nước ngoài: là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
- Cá nhân nước ngoài được cấp phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Người nước ngoài cần thực hiện đủ các bước trình tự pháp lý khi mua nhà ở Việt Nam.
Hình thức sở hữu
- Đầu tư xây dựng các dự án về nhà ở.
- Sở hữu dưới dạng mua, bán, trao tặng, thừa kế các bất động sản như: dự án nhà ở đơn lẻ, biệt thự, căn hộ chung cư.
Lưu ý, người nước ngoài không được phép sở hữu các bất động sản nhà ở thuộc về an ninh chính trị, quốc phòng theo quy định pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, người nước ngoài chỉ được phép sở hữu nhà ở đã có xây dựng cơ sở hạ tầng chứ không được mua đất nền, nhà trong khu dân cư.
Điều kiện cho người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam
Với tổ chức nước ngoài hay cá nhân người nước ngoài muốn đầu tư vào xây dựng nhà ở Việt Nam cần có:
- Giấy chứng nhận đầu tư.
- Nhà ở được xây dựng trong dự án theo qui định của pháp luật về nhà ở.
Với cá nhân hay tổ chức nước ngoài muốn sở hữu nhà ở Việt Nam cần:
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được cấp phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
- Cá nhân người nước ngoài cần được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.
Người nước ngoài có thể tham khảo nơi tư vấn pháp lý trước khi mua nhà ở Việt Nam.
Thủ tục mua nhà đối với người nước ngoài tại Việt Nam
Người nước ngoài có được mua nhà ở Việt Nam không và trình tự thủ tục sẽ diễn ra thế nào? Người nước ngoài khi mua nhà cần trải qua các bước sau:
- Bước 1: Lập hợp đồng. Trong bản hợp đồng cần mô tả đầy đủ nội dung gồm họ và tên của hai bên mua bán. Mô tả đầy đủ về loại hình nhà ở, thửa đất sử dụng. Với nhà chung cư cần nêu rõ về diện tích sàn xây dựng, phần diện tích sở hữu chung và riêng. Thời hạn thanh toán và thời điểm bàn giao. Trong hợp đồng cũng cần có quyền và nghĩa vụ của hai bên. Nếu cần có thể ghi thêm các điều khoản và thỏa thuận khác. Thời hạn ký kết và thời gian hợp đồng có hiệu lực.
- Bước 2: Công chứng và chứng thực hợp đồng. Đây là bước quan trọng để xác minh giá trị hợp đồng và có sự công nhận về mặt pháp lý.
- Bước 3: Đề nghị cấp Giấy chứng nhận. Hai bên có thể trao đổi xem bên nào sẽ là người đứng ra xin cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đối với bất động sản đó.
Như vậy, người nước ngoài có được mua nhà ở Việt Nam chỉ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã nêu trong Luật Nhà ở năm 2014. Đây là chính sách thúc đẩy sự hội nhập và giúp thị trường bất động sản được đa dạng về đối tượng khách hàng. Người nước ngoài khi muốn mua nhà ở Việt Nam có thể tham khảo các nơi tư vấn pháp lý để được hỗ trợ tốt hơn.
Đăng ký nhận thông tin
Tin thị trường | 26-06-2024
Những điểm mới trong Luật Đất đai 2024 sẽ tác động đến thị trường bất động sản ra sao?
Tin thị trường | 04-06-2024
2 dự án hạ tầng của Tp.HCM được bổ sung vào danh mục công trình quan trọng quốc gia
Tin nổi bật | 21-05-2024